Yên Bái là một tỉnh vùng cao có sự sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Sư đa dạng về dân tộc đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu cho nơi đây. Lại nói về sự đa dạng thì ẩm thực là một trong những “bữa tiệc” nhiều màu sắc nhất. Đơn cử có thể nhắc đến món bánh chim gâu (chim cu gáy) của người Dao. Cùng Trùm Nấu Nướng xem thêm về loại đặc sản này nhé.
Mục Lục Bài Viết
Bánh Chim Gâu – Tình Nghĩa Mẫu Tử

Món bánh có tên rất lạ này xuất phát từ một tích chứa chan tình mẫu tử. Người ta kể với nhau những bà mẹ người Dao lên nương rẫy nhưng trái tim vẫn đau đáu hướng về đứa con bé bỏng ở nhà. Rồi những trưa rảnh tay ho xếp lá dứa rừng thành chiếc ỏ bánh chim gâu. Về nhà họ lại thêm bột vào làm thành những chiếc bánh đẹp mắt.
Ngày nay bánh chim vẫn được gói bằng lá dứa rừng nhưng phần bánh được pha chế cầu kỳ hơn.
Người ta pha trộn thêm đỗ xanh hoặc nhuộm màu gạo bằng các loại lá cây khác nhau để mỗi chiếc bánh là một sự bắt mắt khác nhau. Thật ra, ngoài tạo hình chim gâu người ta có thể đan thành hình những thứ khác tùy ý nhưng có lẽ vì ý nghĩa từ xưa nên hinh tượng chim gâu vẫn được ưa thích hơn cả.
Cách Làm Bánh Chim Gâu

Muốn có một chiếc bánh chim gâu vừa ngon vừa đẹp, người phụ nữ Cao Lan phải thực sự khéo léo. Người gói đan lá dứa rừng thành hình con chim gâu, sau đó nhồi gạo nếp vào trong lá, gói lại và mang đi luộc. Trong suốt quá trình nấu phải để bánh ngập trong nước. Bánh chín sau khoảng 1h. Sau khi bánh chín, đem vớt ra, để ráo nước và cắt đôi bánh ra để thưởng thức.
Bánh chim gâu của người Cao Lan là món không thể thiếu trong các ngày lễ, tết của dân tộc. Không chỉ là món ăn dân dã chống đói hằng ngay, người Cao Lan yêu thích bánh chim gâu bởi nó còn mang ý nghĩa to lớn về tình mẫu tử nữa.
Gạo nếp đem vo kĩ rồi nhồi vào lá dứa đem luộc lên, bánh chín sẽ có mùi hương lá dứa thơm thoang thoảng, vị mằn mặn đậm đà
Bên cạnh người Cao Lan, bánh chim gâu cũng là đặc sản của người dân tộc Dao vùng đất Yên Bái. Người Dao thường mang theo thứ bánh này đi làm nương rẫy để chống đói lúc nửa buổi hoặc ăn thay bữa trưa. Trẻ em người Dao cũng được mẹ chuẩn bị bánh chim gâu cho mang theo đến trường, chia sẻ với bạn bè.
Thưởng Thức Bánh Chim Gâu

Bánh sẽ chín sau khoảng một giờ ninh liên tục, rồi cẩn thận vớt ra nia hay sàng, để ra chỗ thoáng cho nguội và ráo nước trước khi cắt đôi từng chiếc để cả nhà thưởng thức.
Người Cao Lan gọi chung là bánh chim gâu nhưng thực tế từ chiếc lá dứa rừng, ngoài đan hình con chim, các bà, các chị có thể đan thành hình con nhện, con ve sầu hay con cóc. Những chiếc bánh với hình dáng nhỏ xinh thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của những người trong gia đình với nhau.
Bánh chim gâu cũng là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ, tết của bà con dân tộc nơi đây và giờ đã được mang đi giới thiệu ở nhiều lễ hội ẩm thực trong và ngoài tỉnh…
Cùng Xem Video Bánh Chim Gâu nhé:
Những buổi gói bánh, người phụ nữ Dao lại rủ nhau tụm lại một góc nhà rồi khéo léo uốn lượn sao cho giống chim gâu nhất. Mà còn phải đảm bảo chiếc bánh nhỏ xinh vừa phải không quá to cũng không quá dài. Chiếc bánh nhỏ nhắn được xếp gọn và nấu chín trong nồi đầy ắp nước khoảng 1 giờ đồng hồ là đã cơ thể thưởng thức.
Tặng nhau chiếc bánh chim gâu như tặng nhau món ngon khi đói lòng. Và với các em bé nhỏ đó còn là cả sự yêu thương của mẹ dành cho mình. Món ăn dân dã này là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Vắng đi chiếc bánh chim gâu như khiến cho hương vị núi rừng mất đi mấy phần rồi. Chúc Các Bạn Ngon Miệng Nhé.